Report: Major Pharmaceutical Company Exposes Private Data of US Prescription Drug Users
We can reveal that Big Pharma giant Pfizer has been leaking the private medical data of 100s of pres...
Khá đơn giản — chúng tôi đã bắt đầu vpnMentor vào năm 2014 như một cách để giúp mọi người bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của mình.
Vì các chính phủ và công ty trên toàn thế giới ngày càng tăng cường theo dõi và hạn chế các hoạt động trực tuyến của chúng ta, nên dễ hiểu tại sao nhiều người lại muốn duy trì chủ quyền đối với sự hiện diện trực tuyến của họ.
Một đội ngũ gồm 263 nhà nghiên cứu, tác giả viết bài và biên tập viên an ninh mạng, tất cả đều tận tâm muốn giúp bạn lấy lại quyền tự do trực tuyến của mình.
Hơn 20 quốc gia trên toàn cầu.
-
Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi không chỉ cung cấp các bài đánh giá chuyên môn mà chúng còn phải dựa rất nhiều trên trải nghiệm của một người dùng bình thường. Chúng tôi thực hiện các thử nghiệm liên tục để đảm bảo chúng tôi đang cung cấp các đánh giá và hướng dẫn về VPN chi tiết và cập nhật nhất — đồng thời dịch chúng sang 29 ngôn ngữ.
Là một phần trong sứ mệnh thúc đẩy quyền tự do sử dụng internet cho mọi người trên khắp thế giới, chúng tôi cũng đã tạo ra các công cụ miễn phí để giúp xác minh tính bảo mật trực tuyến của bạn. Nói chung, chúng tôi muốn trở thành nguồn đáng tin cậy của bạn khi cần tìm kiếm các VPN tốt nhất, để bạn có thể được bảo vệ trong khi duyệt web, và theo ý muốn của riêng bạn.
Mọi thứ chúng tôi làm tại vpnMentor đều tập trung vào việc cung cấp giá trị thông qua sự trung thực, minh bạch và tận tâm. Cách chúng tôi kiểm tra và đánh giá các VPN của mình cũng không ngoại lệ, vì tất cả các phát hiện của chúng tôi đều dựa trên thử nghiệm thực tế. Mục tiêu chính của chúng tôi là viết theo cách không chỉ trung thực mà còn dễ hiểu và liên kết.
Chúng tôi trả tiền đầy đủ cho tất cả các VPN mà chúng tôi thử nghiệm và sử dụng chúng theo cách mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng sẽ làm, vì vậy chúng tôi có thể cung cấp các đánh giá không thiên vị, đúng và chính xác đối với trải nghiệm của người dùng thực. Độc giả của chúng tôi luôn được đặt lên hàng đầu, do đó chúng tôi mong muốn cung cấp cho bạn những thông tin khách quan và độc lập. Chúng tôi không nhận tiền để viết các bài đánh giá tích cực, làm sai lệch chúng bằng sự thiên vị vô căn cứ, hoặc phớt lờ những thiếu sót rõ ràng.
Chúng tôi thực sự có tạo thu nhập thông qua hoa hồng liên kết để trang trải chi phí. Nếu bạn nhấp vào một liên kết và mua VPN thông qua liên kết đó, chúng tôi có thể nhận được hoa hồng từ giao dịch bán hàng đó – mà không làm đội thêm bất kỳ chi phí nào của bạn. Điều này không ảnh hưởng đến cách thức chúng tôi đánh giá sản phẩm – chúng tôi trình bày những kết quả thử nghiệm của mình một cách minh bạch, và chúng tôi không nhận tiền để điều chỉnh các kết quả này. Chúng tôi đề xuất những VPN mà bản thân chúng tôi sẽ (và đang) sử dụng thường xuyên.
Bộ phận nghiên cứu của chúng tôi không ngừng thử nghiệm những VPN hàng đầu về mặt tốc độ, khả năng bảo mật và độ tin cậy để đưa ra danh sách chọn lọc các VPN toàn diện tốt nhất. Danh sách này tính đến mức độ hài lòng mỗi độc giả thông tin lại sau khi mua hàng, cũng như thỏa thuận thương mại của chúng tôi với các nhà cung cấp dịch vụ. Các chuyên viên viết bài của chúng tôi dựa vào những xếp hạng này khi tạo trang danh sách, nhưng họ có quyền tự do (và trách nhiệm) để thực hiện các chỉnh sửa khi cần. Sau khi nghiên cứu các trường hợp ứng dụng cụ thể, họ đưa ra những đề xuất đáp ứng riêng cho từng nhu cầu khác nhau của người dùng.
Cuối cùng, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giúp bạn đạt được mức độ riêng tư, bảo mật và tự do trực tuyến bạn mong muốn.
Dưới đây là tất cả các tiêu chí chúng tôi sử dụng để kiểm tra, nghiên cứu, phân tích và theo dõi hiệu suất của mọi VPN mà chúng tôi đánh giá. Với tư cách là chuyên gia hàng đầu về VPN, chúng tôi hướng đến xây dựng và duy trì niềm tin giữa người tiêu dùng và ngành này. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã xuất bản hàng nghìn bài đánh giá của người dùng thực tế được hỗ trợ bởi quá trình thử nghiệm và nghiên cứu tận tụy.
Ít nhất: VPN đó không nên thu thập bất kỳ dữ liệu nào có thể được sử dụng để nhận diện người dùng.
Tốt nhất: Một chính sách không lưu nhật ký nghiêm ngặt đã được kiểm tra và xác minh độc lập.
Hầu hết mọi VPN đều tuyên bố cung cấp một dịch vụ riêng tư để bảo vệ dữ liệu, hành vi và danh tính trực tuyến của bạn. Nhưng chỉ đưa ra những loại tuyên bố như vậy thôi là chưa đủ, do đó đội ngũ của chúng tôi luôn tìm hiểu sâu hơn. Điều đầu tiên chúng tôi làm khi đánh giá các tuyên bố về quyền riêng tư của một VPN là xem xét kỹ chính sách bảo mật.
Mỗi VPN ít nhất sẽ thu thập một số dạng dữ liệu người dùng, chẳng hạn như tổng số dấu thời gian kết nối trong 1 ngày và lượng dữ liệu được truyền. Điều này có thể chấp nhận được và không đe dọa đến quyền riêng tư của bạn. Nhưng khi nó tuyên bố thu thập những thứ như địa chỉ IP và lịch sử duyệt web của bạn, đó lại là mối bận tâm thực sự. Nếu bất kỳ VPN nào mà chúng tôi đánh giá thu thập thông tin có khả năng nhận diện (hoặc có các chính sách quyền riêng tư dài dòng, rối rắm, khó hiểu và tối nghĩa) thì chúng tôi sẽ trừ bớt điểm.
Chúng tôi cũng xem xét lịch sử và quyền sở hữu của VPN đó cùng cơ sở chính của nó. Nếu nó có quá khứ liên quan đến các vụ bê bối và tranh cãi về quyền riêng tư hoặc có trụ sở thuộc Liên minh 14 Mắt thì chúng tôi sẽ trừ điểm tương ứng.
Cuối cùng, việc được bên thứ ba kiểm tra là một điểm cộng lớn vì nó xác nhận liệu VPN đó có thực sự là một VPN không lưu nhật ký hay không. Một VPN không lưu nhật ký đáng tin cậy vì nó không thu thập bất kỳ nhật ký hoặc dữ liệu nào về người dùng của nó. Do đó, việc có một bên thứ ba công nhận và xác thực điều này sẽ mang đến một đánh giá tích cực hơn về VPN đó. Các bên thứ ba sẽ xác thực điều này bằng cách xem liệu các máy chủ của VPN đó có ghi lại bất kỳ dữ liệu nào không và liệu các bên thứ ba đã có thể truy cập vào dữ liệu trước đây hay không.
Ít nhất: VPN đó phải có thể phát trực tuyến nội dung HD mà không bị độ trễ (nó phải cung cấp tốc độ ít nhất 5 Mbps).
Tốt nhất: Tốc độ giảm sút không quá 10% trên các máy chủ ở khoảng cách ngắn và 40% trên các máy chủ ở khoảng cách dài.
Việc có các tốc độ nhanh là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm người dùng. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang phát trực tuyến video, tải xuống hoặc chơi game. Cách chúng tôi tiến hành các thử nghiệm tốc độ là thông qua kiểm tra tốc độ thủ công.
Trước khi kết nối với một VPN, chúng tôi ghi lại tốc độ của kết nối không có VPN của mình để sử dụng làm đường cơ sở. Sau đó, chúng tôi kết nối với VPN đó và thử nghiệm nhiều máy chủ ở khoảng cách ngắn và dài trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng thực hiện các bài kiểm tra vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Mức độ đa dạng và chuyên sâu này là cách tốt nhất để đánh giá kết quả tốc độ thực tế.
Các yếu tố chúng tôi xem xét khi kiểm tra tốc độ là tốc độ tải xuống, tốc độ tải lên và ping. Tốc độ tải xuống là tốc độ nhận dữ liệu mà bạn thực hiện khi phát trực tuyến và tải xuống. Tốc độ tải lên là tốc độ gửi dữ liệu, chẳng hạn như tải video lên hoặc gửi email. Ping đo lường mức độ phản hồi của kết nối (độ trễ) và cho biết tốc độ truyền dữ liệu.
Sau khi thu thập kết quả, chúng tôi xác định chênh lệch phần trăm giữa tốc độ không có VPN và tốc độ của từng vị trí. Vì tốc độ VPN có thể khác nhau (tùy thuộc vào vị trí của bạn, thời gian trong ngày, giới hạn băng thông, v.v.), tỷ lệ phần trăm này cho phép bạn biết được VPN đó có thể ảnh hưởng thế nào đến tốc độ internet cơ bản của bạn. Việc một VPN làm chậm tốc độ của bạn là điều hoàn toàn bình thường do có thêm mã hóa và khoảng cách xa hơn, cho nên mức sụt giảm càng nhỏ thì sẽ càng tốt.
Một VPN không nên làm giảm tốc độ hơn 20% trên các máy chủ ở khoảng cách ngắn và 40% trên các máy chủ ở khoảng cách xa, đồng nghĩa nó sẽ đủ nhanh để phát trực tuyến chế độ HD không bị độ trễ. Một thử nghiệm trong các phạm vi này sẽ đưa đến xếp hạng tích cực hơn.
Ít nhất: Mã hóa cấp quân sự, ngắt kết nối, bảo vệ chống rò rỉ DNS/IP và nhiều giao thức bảo mật.
Tốt nhất: Tất cả những điều trên, cộng với tạo đường hầm phân chia, xáo trộn và khả năng vượt qua tường lửa một cách nhất quán.
Giữ cho bạn an toàn trên các mạng WiFi công cộng và mã hóa dữ liệu của bạn là một trong những chức năng thiết yếu nhất của VPN.
Một trong những tính năng bảo mật đầu tiên mà chúng tôi đánh giá là các tiêu chuẩn mã hóa được sử dụng. Ở mức tối thiểu, một VPN nên sử dụng mã hóa AES 128 bit, nhưng hầu hết VPN mà chúng tôi khuyên dùng đều sử dụng AES 256 bit, đây là mã hóa mạnh nhất hiện có. Nó được các cơ quan an ninh hàng đầu sử dụng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và phải mất vài vòng đời mới có thể bẻ khóa, vì vậy bạn biết nó an toàn.
Tính năng tiếp theo mà chúng tôi xem xét là các giao thức bảo mật được cung cấp. Các giao thức này cho phép bạn chọn cách thức kết nối của mình được mã hóa và quyết định sự cân bằng giữa tốc độ và bảo mật của kết nối của bạn. Một VPN nên cung cấp OpenVPN (UDP/TCP), IKEv2 và WireGuard vì chúng là những lựa chọn an toàn và bảo mật nhất.
Một tính năng quan trọng khác mà chúng tôi kiểm tra là bảo vệ chống rò rỉ DNS/IP, nó đảm bảo rằng VPN của bạn sẽ không làm rò rỉ các yêu cầu DNS và địa chỉ IP thực của bạn. Chúng tôi sử dụng một công cụ kiểm tra rò rỉ độc lập, chẳng hạn như ipleak.net, để xác minh những VPN mà chúng tôi thử nghiệm là thực sự bảo mật và không làm rò rỉ địa chỉ IP hoặc DNS của chúng tôi. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra tính năng ngắt kết nối của VPN đó để xem liệu nó có hoạt động hay không bằng cách thử tải các trang web trong khi chuyển đổi máy chủ. Nếu trang web đó không hoạt động thì bạn biết ngắt kết nối đang thực hiện công việc của nó. Nếu một VPN có tất cả mọi tính năng được giải thích ở trên thì chúng tôi sẽ đánh giá cao nó.
Các tính năng bảo mật khác mà chúng tôi xem xét là tạo đường hầm phân chia và xáo trộn. Tính năng xáo trộn giúp bạn vượt qua tường lửa và kiểm duyệt internet. Nếu sắp kiểm tra khả năng vượt qua tường lửa của một VPN, chúng tôi sẽ đến một nơi mà chúng tôi biết có kiểm duyệt các website (thường là nơi có mạng WiFi công cộng, chẳng hạn như thư viện) và cố gắng truy cập các trang web bị kiểm duyệt bằng VPN đó.
Ít nhất: VPN đó phải có thể truy cập Netflix Mỹ và phát trực tuyến ở chế độ HD.
Tốt nhất: Nó nên bỏ chặn tất cả các website phát trực tuyến phổ biến nhất mà không gặp khó khăn gì và phát trực tuyến ở chế độ Ultra HD mà không bị độ trễ.
Một VPN có khả năng vượt qua các hạn chế địa lý để bạn có thể truy cập các website phát trực tuyến là một yếu tố quan trọng khác khi chúng tôi đánh giá các VPN. Các tác giả của chúng tôi không chỉ tự mình kiểm thử những VPN và dịch vụ này khi viết mọi bài đánh giá, mà chúng tôi còn có một đội ngũ người kiểm tra chuyên thực hiện các thử nghiệm hai lần một tuần trên hàng chục dịch vụ phát trực tuyến bằng hàng chục VPN. Ví dụ: chúng tôi sẽ cố gắng truy cập Netflix Mỹ, Hulu và HBO Max bằng cách kết nối với một vài máy chủ ở Mỹ và ghi lại kết quả của mình. Ngoài các máy chủ khác nhau, chúng tôi cũng sẽ kiểm tra từng giao thức, vì một số giao thức hoạt động tốt hơn những giao thức khác trong việc vượt qua các chặn địa lý.
Ngoài Netflix, Hulu và HBO Max, chúng tôi cũng thường xuyên thử nghiệm Amazon Prime Video, Disney+, BBC iPlayer, ESPN+, ITV, Peacock, v.v. Chúng tôi có gói đăng ký với tất cả những nền tảng này để chúng tôi có thể kiểm tra chúng thường xuyên. Sau khi chúng tôi có thể truy cập vào các nền tảng, chúng tôi sẽ kiểm tra chất lượng phát trực tuyến mà VPN đó cho phép. Nếu chúng tôi có thể phát trực tiếp liên tục ở chế độ HD mà không bị gián đoạn thì điều đó sẽ giúp nâng cao điểm số.
Ít nhất: VPN đó phải có một ứng dụng gốc dễ cài đặt và thiết lập.
Tốt nhất: Điều trên, cộng với giao diện trực quan giúp bạn dễ dàng điều hướng.
Không có nhiều người thích sử dụng một ứng dụng VPN được thiết kế kém, bất tiện, vì vậy chúng tôi thử nghiệm từng ứng dụng để xem mức độ thân thiện với người dùng của nó ra sao.
Điều đầu tiên chúng tôi kiểm tra là mức độ dễ dàng tải xuống và cài đặt VPN đó. Lý tưởng nhất là VPN đó có một ứng dụng gốc cho tất cả hệ điều hành phổ biến nhất và không nên mất quá vài phút để cài đặt nó và kết nối. Chúng tôi kiểm tra điều này trên tất cả các hệ điều hành phổ biến, bao gồm Windows, macOS, Android và iOS. Ngoài ra chúng tôi còn kiểm thử những thứ đôi khi có thể có các thiết lập phức tạp hơn trên bộ định tuyến gia đình, Linux, các thiết bị phát trực tuyến như Amazon FireStick và Roku, máy chơi game và TV thông minh.
Nếu chúng tôi gặp sự cố trong quá trình cài đặt khi tham khảo các hướng dẫn trực tuyến của một VPN, chúng tôi tận dụng điều đó như một cơ hội để kiểm tra xem đội hỗ trợ khách hàng đáp ứng như thế nào và liệu họ có biết cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật hay không. Chúng tôi cài đặt (hoặc cài đặt lại) từng ứng dụng VPN mà chúng tôi đánh giá với mỗi bài viết mới mà chúng tôi viết, vì vậy, chúng tôi luôn nắm bắt kịp các bản cập nhật phần mềm mới nhất và bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với quy trình thiết lập.
Quan trọng nhất, chúng tôi xem xét khả năng tương thích và cách mỗi VPN hoạt động tùy thuộc vào hệ điều hành mà bạn sử dụng nó trên đó. Bất kể một VPN tương thích với hệ điều hành/thiết bị nào, chúng tôi đều sẽ kiểm thử nó!
Chúng tôi cẩn thận điều hướng bố cục của từng ứng dụng và xem có dễ dàng để tìm các máy chủ, kết nối với chúng và điều chỉnh các cài đặt hay không. Không cần thiết phải cấu hình thủ công, và việc thay đổi cài đặt hoặc máy chủ không nên tốn nhiều hơn một vài cú nhấp chuột.
Ít nhất: VPN đó phải có một thư viện tài nguyên trực tuyến và hỗ trợ qua email nhanh chóng.
Tốt nhất: Điều trên, cộng với trò chuyện trực tiếp 24/7 với đội ngũ nhân viên am hiểu.
Có thể sẽ đến lúc bạn cần trợ giúp khi sử dụng VPN của mình, do đó, hỗ trợ phải luôn sẵn sàng và có kiến thức cần thiết về sản phẩm. Thông thường, các đội hỗ trợ VPN chỉ là những cá nhân thuật lại lời từ một tập lệnh (hoặc các bot). Những VPN tốt nhất cho phép bạn liên hệ với các chuyên gia công nghệ hoặc đôi khi thậm chí là các nhà phát triển thực tế của sản phẩm đó.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách thử nghiệm hệ thống email/vé hỗ trợ của một VPN và xem thử mất bao lâu để họ phản hồi. Nếu chúng tôi nhận được trả lời trong vòng 24 giờ thì chúng tôi coi như nó đã đạt yêu cầu. Sau khi nhận được hồi âm, chúng tôi sẽ xem câu hỏi được trả lời tốt như thế nào cũng như giọng điệu có thân thiện và giàu thông tin hay không.
Nhưng điểm cộng lớn nhất của VPN là tính năng trò chuyện trực tiếp, đặc biệt nếu nó hoạt động 24/7. Chúng tôi sẽ thường xuyên kiểm tra điều này bằng cách đặt một vài câu hỏi và đánh giá thời gian phản hồi cũng như chất lượng của các phản hồi.
Các yếu tố khác mà chúng tôi tìm kiếm bao gồm trang Câu hỏi thường gặp với các câu trả lời chi tiết cho các thắc mắc thường gặp, các video giảng giải, hướng dẫn thiết lập và các tài nguyên trực tuyến khác. Tài nguyên càng toàn diện càng tốt, vì điều đó nghĩa là chúng tôi có thể khắc phục sự cố một cách độc lập và nhanh chóng mà không cần phụ thuộc vào bộ phận hỗ trợ của khách hàng.
Ít nhất: Một số máy chủ hỗ trợ lưu lượng P2P.
Tốt nhất: Các máy chủ P2P chuyên dụng hoặc hỗ trợ torrent trên toàn bộ mạng, cộng với tốc độ nhanh và các tính năng phụ trợ như chuyển tiếp cổng và tạo đường hầm phân chia.
Một số yếu tố có ảnh hưởng quan trọng khi kiểm thử khả năng tải torrent của một VPN. Yêu cầu tối thiểu của chúng tôi là một VPN cho phép chia sẻ P2P trên các máy chủ của nó, nhờ vậy bạn có thể tải torrent bao nhiêu tùy thích trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Khi chúng tôi tải xuống một tệp torrent, chúng tôi luôn chú ý đến tốc độ và thời gian tải xuống khi VPN được kết nối so với thời gian khi không chạy VPN đó. Điều này được thử nghiệm trên cả các máy chủ địa phương lẫn máy chủ ở xa.
Những yếu tố khác mà chúng tôi kiểm tra là các tính năng bảo mật và quyền riêng tư, vì tải torrent có khả năng làm lộ thông tin nhận diện của bạn. Các ví dụ bao gồm mã hóa mạnh, bảo vệ chống rò rỉ IP và ngắt kết nối. Nếu một VPN có tất cả mọi khía cạnh này thì nó sẽ đạt điểm rất cao cho khả năng tải torrent.
Chúng tôi cũng xem xét các tính năng phụ trợ có thể giúp tăng hiệu suất tải torrent, chẳng hạn như chuyển tiếp cổng và tạo đường hầm phân chia. Một VPN càng cung cấp nhiều tính năng phụ trợ giúp cải thiện khả năng tải xuống tệp torrent thì điểm số của nó cũng sẽ cao hơn.
Phòng nghiên cứu của vpnMentor làm việc với các cơ quan về quyền riêng tư dữ liệu và các đội ứng cứu khẩn cấp máy tính (CERT) để xác định các mối đe dọa mạng và giúp bảo vệ dữ liệu người dùng của các doanh nghiệp và tổ chức. Chúng tôi đã thành lập đội phân tích an ninh mạng vì lợi ích cộng đồng vào năm 2019 với các nhà phân tích nổi tiếng thế giới Noah Rotem và Ran Locar làm lãnh đạo. Kể từ đó, chúng tôi đã phát hiện và báo cáo về các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng trên khắp thế giới. Bằng công việc này, chúng tôi đã bảo mật dữ liệu của hơn 100 triệu người.
Để tìm hiểu thêm về công việc mà phòng nghiên cứu của chúng tôi thực hiện, vui lòng truy cập trang báo chí của chúng tôi.
95+
báo cáo an ninh mạng đã xuất bản
70+
vi phạm công ty được phát hiện
HÀNG TRIỆU
rò rỉ được tìm thấy
We can reveal that Big Pharma giant Pfizer has been leaking the private medical data of 100s of pres...
vpnMentor's research team found a leak in Orvibo's user database. Our expert cybersecurity resear...
vpnMentor's research team has discovered a leak in a database regarding the prescription medication ...
Đối với các thắc mắc báo chí và phương tiện truyền thông, vui lòng truy cập trang báo chí của chúng tôi.
Đối với các thắc mắc chung, xin liên hệ với chúng tôi tại đây.